Top 3 Cách Xử Lý Trần Nhà Bị Thấm Nước – 100% Không Bị Lại

Những vết nước loang lổ, lớp sơn bong tróc trên trần nhà gây ra cho chúng ta không ít phiền toái. Thay vì việc mà chúng ta mất quá nhiều thời gian để “thấm tới đâu – chống tới đó”. Thì tại sao chúng ta không đi tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân trần nhà bị thấm? Việc Thi công chống thấm trần nhà thế nào? Và cách xử lý trần nhà bị thấm nước ra sao? Từ đó, giúp gia chủ biết cách kiểm tra và xử lý chống thấm một cách triệt để nhất.

Dấu hiệu, nguyên nhân và hệ quả của trần nhà bị thấm

Dấu hiệu

Với những công trình nhà ở lâu năm hoặc những căn hộ chung cư giá rẻ xảy ra tình trạng thấm dột nước khiến trần nhà và góc tường có nhiều vết chân chim rạn nứt ngả vàng. Kèm theo đó là trần nhà bị đọng nước, nhỏ giọt vừa gây mất thẩm mỹ, vừa nguy hiểm với gia đình.

Nguyên nhân:

Có một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến trần nhà bị thấm nước như:

  1. Khi sân thượng bị đọng nước lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng thấm ẩm thông qua các vết rạn nứt, nứt cổ trần, mao mạch rỗng, dần dần lan rộng và ngấm xuống dưới trần nhà. Điều này do khâu chống thấm sân thượng trước đó làm chưa tốt.
  2. Thời tiết khí hậu nóng ẩm mưa nhiều khiến công trình ảnh hưởng nặng nề hơn.
  3. Trần nứt do kết cấu nền móng yếu và cả yếu tố ngoại lực
  4. Do thợ thi công ẩu không đảm bảo về kỹ thuật, phương pháp, vật liệu.
  5. Bỏ qua khâu chống thấm dột trần nhà hoặc cách xử lý trần nhà bị thấm nước không đạt tiêu chuẩn cần thiết.

Hệ quả

  1. Cứ trời mưa là thấy cảnh nước dột khắp nhà thì ai cũng thấy ngán. Nhất là mùa mưa ở Nam Bộ hay mùa xuân mưa phùn ở Bắc Bộ.
  2. Trần nhà bị thấm sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ ngôi nhà. Gây nấm mốc, dần phá hủy kết cấu bê tông.
  3. Xuất hiện hiện tượng ố vàng, hay lớp sơn phồng rộp khiến ngôi nhà bị mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
  4. Thấm dột thường xuyên gây khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và nguy cơ mắc bệnh da, hô hấp cho các thành viên gia đình, nhất là người già và trẻ nhỏ.

Vì vậy, khi trần nhà xuất hiện dấu hiệu nấm mốc, thấm dột, chúng ta cần thực hiện các cách xử lý trần nhà bị thấm nước kịp thời.

Và sau đây là một số cách xử lý trần nhà bị thấm nước mà dịch vụ chống thấm Phương Nam Cons chúng tôi đã làm và hiệu quả rất khả quan, chúng tôi chia sẻ cùng bạn đọc.

Xem thêm thi công Chống thấm dột trần nhà tại https://phuongnamcons.vn/chong-tham-tran-nha/

Sử dụng CT-11A khắc phục trần nhà bị thấm

Chất chống thấm CT-11A Plus Sàn là vật liệu xử lý thấm dột sàn mái (trần nhà) được sử dụng phổ biến không chỉ trong các công trình nhà ở, mà còn trong các công trình kiến trúc lớn.

Ưu điểm của CT-11A Plus Sàn:

  • Khả năng liên kết cực tốt với bê tông, vữa xi măng. Nhờ đó bảo vệ trần nhà hoàn hảo, ngăn hoàn toàn nước thấm vào trần và ngôi nhà.
  • CT-11A Plus Sàn là chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao, độ bền lên đến hơn 15 năm.

Biện pháp thi công

1. Chuẩn bị bề mặt:

Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa xi măng đã bị phong hóa. Điều này giúp cho hiệu quả công tác xử lý thấm nước đạt cao hơn, tăng cường độ bám dính của chất chống thấm.

Sau đó bề mặt thi công đã được xử lý tốt, bước kế tiếp mới tiến hành phủ CT-11A.

2. Thi công:

  • Bước 1: Trộn hỗn hợp xi măng với nước theo tỷ lệ 1kg xi măng với 0.5l nước.
  • Bước 2: Trộn hỗn hợp trên với 1kg CT-11A và khuấy thật kĩ.
  • Bước 3: Phủ 02-03 lớp hỗn hợp CT-11A, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.

Lưu ý: cần để bề mặt lớp cuối khô 4 ngày mới tiến hành các bước tiếp theo như trét bột sơn phủ… Với cách xử lý trần nhà bị thấm nước triệt để đã nêu, việc chống thấm cho trần nhà trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Xử lý trần nhà bị thấm dột bằng keo chống thấm

Sử dụng keo chống thấm là một trong những biện pháp an toàn và hiệu quả đối với trần nhà bê tông, mái tôn,… Không những vậy, keo chống thấm dột giúp gia chủ tiết kiệm chi phí, kéo dài tuổi thọ cho trần nhà.

Một số loại keo chống thấm hiệu quả tốt nhất mà chuyên gia khuyên dùng, bạn có thể tham khảo như:

  1. Keo chống thấm AS – 4001SG.
  2. Keo chống thấm Neomax 820.
  3. Keo chống thấm Silicone.
  4. Keo chống thấm RTV.
  5. Keo chống thấm Acrylic.
  6. Keo chống thấm Polyurethane.
  7. Keo chống thấm dột TX 911,….

Sau đây là các bước chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu thi công

  • Bàn chải sắt, chổi, bay, máy đục, máy bài, máy thổi bụi, kim bơm keo, phễu rót, máy khoan,…
  • Máy bơm keo epoxy áp lực cao Hawa – 600, áp lực bơm là 10.000 PSI (tương đương 700kg/cm2)
  • Chuẩn bị vật liệu chống thấm trần nhà:
    1. Keo chống thấm trần nhà dùng để bơm vào vết nứt
    2. Keo trám SL 1401 để gắn kim và trám kín các đường nứt tránh hiện tượng keo bị chảy ra ngoài khi bơm

Bước 2: Vệ sinh bề mặt trần nhà

  • Khoanh vùng các vết nứt, sử dụng máy mài chà dọc theo đường nứt.
  • Thổi sạch các đường nứt bằng máy chuyên dụng, bàn chải sắt, cọ quét.
  • Đánh dấu vết nứt bê tông bằng vạch dấu các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt.
  • Đánh dấu các vị trí trọng yếu để khoan gắn kim bơm.

Bước 3: Tiến hành khoan và gắn kim bơm keo

  • Dùng máy khoan vào các vị trí đã đánh dấu, khoảng cách các lỗ khoan từ 15 – 20 cm. Khoan xuyên góc dọc theo hai bên vết nứt, độ sâu lỗ khoan phải đảm bảo xuyên qua vết nứt.
  • Dùng kim bơm keo đặt vào các vị trí lỗ khoan sau đó siết chặt lại.
  • Trám keo SL 1401 dọc theo vết nứt để ngăn keo không bị chảy khi bơm.
  • Chờ khoảng 30 phút cho keo khô thì tiến hành bơm keo.

Bước 4: Bơm keo chống thấm trần nhà

Tùy vào từng dòng sản phẩm mà có cách pha trộn keo khác nhau. Do đó, thợ thi công cần xem kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì.

  • Trộn các thành phần keo với nhau theo đúng tỷ lệ. Gắn máy bơm vào kim bơm;
  • Bơm keo vào vết nứt bằng máy áp lực cao cho tới khi không thể bơm keo vào được nữa thì dừng.
  • Khi keo khô tiến hành tháo kim bơm keo.
  • Trám lỗ khoan bằng vữa trộn phụ gia Sika latex.
  • Vệ sinh bề mặt và khu vực sửa chữa.

Chống thấm trần nhà bằng Sika

Chống thấm Sika một trong những kỹ thuật thi công chống thấm hàng đầu. Với những ưu điểm vượt trội đang được xem là giải pháp đáng tin cậy nhất. Đặc biệt, với tính ứng dụng cao, hầu như mọi hạng mục đều có thể cân nhắc đến cách xử lý này, và chống thấm trần nhà bằng Sika cũng không ngoại lệ.

Ưu điểm của chống thấm bằng Sika

  • Khả năng thẩm thấu cực tốt, kết tạo tinh thể bền chắc với chất liệu cần xử lý
  • Lớp màng chống thấm nước hiệu quả, tuổi thọ hàng chục năm
  • Thi công dễ dàng, kể cả trên bề mặt không bằng phẳng, hay các góc cạnh không
  • Không phụ thuộc vào tay nghề thợ, không đòi hỏi thợ quá chuyên nghiệp
  • Không kén chọn bề mặt cần chống thấm dột triệt để

Về biện pháp thi công: Chống thấm Phương Nam Cons chúng tôi đã có một bài viết chia sẻ cách chống thấm sân thượng bằng sika. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại: https://phuongnamcons.vn/chong-tham-san-thuong-bang-sika/

Lưu ý khi chống thấm trần nhà

Để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất cho công trình chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

– Xử lý trần nhà bị thấm nước ngay từ lúc xây dựng:

Đây được xem là biện pháp hiệu quả nhất cũng như là an toàn nhất cho mọi công trình. Tránh tình trạng “Dột rồi mới chống”, điều này sẽ rất phiền phức & tốn kém chi phí cho gia chủ.

– Chọn biện pháp chống thấm phù hợp:

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của trần nhà mà chúng ta sẽ chọn giải pháp phù hơp. Ví dụ như trần nhà chỉ bị nứt, thấm dột ít thì chúng ta sẽ chọn sử dụng keo chống thấm sẽ nhanh chóng & tiết kiệm chi phí.

Xem thêm báo giá thi công Chống thấm trần nhà tại https://phuongnamcons.vn/chong-tham-tran-nha/

Điều nữa chúng tôi khuyên bạn, nếu bạn không quá am hiểu về dịch vụ chống thấm thì hãy cân nhắc và tìm đơn vị chống thấm trợ giúp. Vì đơn vị chống thấm chuyên nghiệp sẽ có nhiều trang thiết bị, cũng như kinh nghiệm,… sẽ giúp quá trình thi công được nhanh chóng, an toàn & hiệu quả. Cũng như sẽ thực hiện các biện pháp chống thấm chuẩn nhất để không cho hiện tượng trần nhà bị thấm nước xảy ra nữa.Xem thêm về bọc composite.

Nếu khách hàng cần tư vấn hay hỗ trợ, giải đáp các thông tin liên quan đến kỹ thuật thi công dịch vụ chống thấm , vui lòng liên hệ công ty chống thấm Phương Nam Cons. Hotline: 0906448474 – 0906393386.

5/5 - (1 bình chọn)

Recent Posts

Keo Cấy Thép – Top 3 Loại Keo Epoxy Hóa Chất Cấy Thép Tốt Nhất 2023

Keo cấy thép Epoxy được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng…

1 năm ago

Dịch Vụ Chống Thấm Tại Hà Tĩnh – Công Ty Thi Công Uy Tín Nhất

Dịch vụ thi công chống thấm tại Hà Tĩnh hiện đang trở nên phổ biến…

2 năm ago

7 Lý Do Bạn Nên Chọn Vật Liệu Chống Thấm Composite

Chống thấm composite là phương pháp chống thấm tối ưu nhất cho mọi công trình…

3 năm ago

Lưới thủy tinh chống thấm – 5 điều cần biết khi sử dụng

Sợi thủy tinh là loại vật liệu có ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành…

3 năm ago

Chống Thấm Polyurethane Là Gì? Bảng Giá 30 Sản Phẩm Tốt Nhất

Hiện nay, chống thấm Polyurethane luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà…

3 năm ago

Tìm Hiểu Từ A-Z Về Chống Thấm Intoc Mới Nhất 2021

Đã từ lâu, vật liệu chống thấm Intoc luôn có chỗ đứng và được các…

3 năm ago
© Chống Thấm|Sơn Epoxy|Sơn Giả Đá Phương Nam Cons.