Mạch ngừng hay còn gọi là mạch dừng là nơi thường xuyên bị thấm tại các công trình xây dựng ngầm với các cấu trúc phức tạp như: Tầng hầm, đê đập, bể chứa, hố thang máy,… gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vì vậy, chống thấm mạch ngừng là một trong những hạng mục vô cùng quan trọng khi thi công chống thấm một công trình xây dựng ngầm.
Bài viết dưới đây Phương Nam Cons sẽ chia sẻ về những thông tin về thi công chống thấm mạch ngừng và cách chống thấm mạch ngừng hiệu quả.
Mục Lục Nội Dung
Hiện tượng mạch ngừng trong thi công là hiện tượng gián đoạn quá trình bê tông được đổ, làm giảm sự kết nối thủy hóa trong các lớp bê tông xi măng, dẫn đến giảm liên kết của các mảng bê tông.
Khi thi công công trình xây dựng, vì một lý do nào đó gây gián đoạn trong quá trình đổ bê tông. Do yếu tố kỹ thuật kết cấu công trình quá lớn, vị trí thi công khó khăn,… hoặc do yếu tố khách quan về thời tiết, nhân lực thiếu hụt, nguyên vật liệu còn thiếu,… mà gây gián đoạn đến quá trình đổ bê tông.
Bê tông thi công không đảm bảo tính liên tục, liền khối, sự ninh kết thủy hóa của xi măng trong bê tông không đều,…. Dẫn liên kết kém giữa lần đổ trước và đổ sau. Không đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật. Do đó sinh ra mạch ngừng thi công.
Tại các vị trí mạch ngừng có cấu trúc đặc thì như tầng hầm, bể chứa,.. Thường xuyên bị thấm dột thông qua mạch ngừng. Nguyên nhân chủ yếu gồm:
Chống thấm cho mạch ngừng bê tông là một trong những khẩu quan trọng và khó khăn và tốn rất nhiều công sức của các nhà thầu. Đặc biệt công việc chống thấm cho mạch ngừng còn khó khăn hơn khi thi công các công trình ngầm với các cấu trúc phức tạp. Gây không ít ức chế cho các nhà thầu thi công và cả các nhà quản lý dự án.
Tình trạng thường hay gặp nhất là mặc dù đã sử dụng rất nhiều biện pháp để xử lý song mạch ngừng vẫn bị rò rỉ. Khi bị rò rỉ thì công việc xử lý các vị trí này là không hề dễ dàng một chút nào. Nó gây tốn kém về cả thời gian và tiền bạc đối với nhà thầu.
Những công trình lớn quá trình thi công chống thấm mạch ngừng rất quan trọng. Vì vậy cả thiết kế và thi công cần được chuẩn bị chu đáo. Tuần tự các bước như sau:
Thường thì với các công trình lớn như vậy thường đã có sẵn các bản vẽ thiết kế thi công kèm theo. Nhà thầu thi công cần đọc kỹ bản vẽ cũng như thuyết minh đi kèm để đính chính.
Đánh giá tính khả thi của phương án và lựa chọn phương án thi công waterproofing phù hợp. Cuối cùng là tìm vật liệu chống thấm phù hợp với từng loại mạch ngừng khác nhau.
Trước khi thi công chúng ta cần chuẩn bị trước thi công bao gồm các công việc:
– Dọn dẹp và tháo gỡ các vật chướng ngại như Gỗ, xà bẩn, nước đọng,..
– Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa xi măng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
– Không nên dùng nước trộn xi măng bột để ngâm hay quét hồ dầu, xi măng bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm.
– Cắt các thép vụ ở sàn để đảm bảo chiều sâu cách lớp bê tông ít nhất 2cm.
– Định vị các vị trí của đường ống thoát nước và các loại hộp kỹ thuật.
Lựa chọn vật liệu chống thấm dùng cho mạch ngừng bê tông đa phần được tư vấn thiết kế hướng dẫn. Các vật liệu được các nhà thầu thi công tin tưởng và thường sử dụng hiệu quả như:
– Băng cản nước: Sản phẩm Sika Waterbars hoặc PVC Water Stop
– Thanh trương nở Hyper Stop DB 2015, Sika Hydrotite CJ hoặc sợi gốc cao su.
– Các loại keo chuyên dụng Epoxy, polyme.
Ngoài ra, chống thấm mạch ngừng còn sử dụng:
– Sử dụng lá kim loại để chống thấm cho mạch ngừng.
– Dùng xi măng hòa nước tưới lên mạch dừng trước khi đổ bê tông.
Tuy nhiên, hai loại vật liệu này có rất nhiều hạn chế, và hiện nay không được sử dụng nhiều. Chúng ta sẽ phân tích kỹ vào phần sau nhé!
Băng cản nước chống thấm tác dụng ngăn cản nước rò rỉ, làm bịt kín các khe giãn nở cũng như các khe nối của các tấm bê tông khi được đổ tại chỗ.
Các băng cản nước sẽ được đặt ở chính giữa ở các lớp trong cấu kiện thép. Một nửa sẽ nằm trong lớp xi măng đang thi công, một nửa sẽ nằm trong lớp xi măng tiếp theo sẽ thi công.
Lưu ý trong quá trình thi công:
– Khi thi công tại vị trí có băng cản nước cần cẩn thận. Tránh sê dịch hay tạo ấp lực quá lớn sẽ làm cho băng cản nước bị biến dạng không chống thấm tốt.
– Khi cần liên kết 2 băng cản nước ta sử dụng mối hàn. Dùng dao hàn đốt cháy 2 vị trí cần hàn, sau đó nhanh chóng ép lại và giữ chặt cho đến khi chúng liên kết lại với nhau.
Phương án chống thấm này đang là phương án chống thấm tối ưu hiện nay. Với tính năng trám kín có hiệu quả ngay khi bê tông bắt đầu đóng rắn; Khả năng kháng hóa chất tốt; Có thể hàn dễ dàng ngay tại công trường.
– Luồn và mở cuộn thanh trương nở dọc theo chiều dài mạch ngừng. Nhưng vẫn để nguyên băng chống dính lót phía sau. Bơm lượng keo vừa đủ dọc vị trí cần thi công.
– Lật cuộn thanh trương nở úp ngay lên lớp keo vừa bơm dùng tay ấn đều dọc theo chiều dài mạch của sản phẩm. Sau đó bóc lớp băng keo chống dính mặt sau ra.
– Cần thời gian chờ cho keo dán khô khoảng sau 24h; Và kết hợp với việc dùng các biện pháp cơ học để gia cố cho chắc chắn.
Sử dụng các loại chất kết dính dạng keo epoxy, polyme để thi công chống thấm cho mạch ngừng bê tông. Phương án này có ưu thế là có thể kết nối giữa các lớp vật liệu hoàn toàn khác nhau mà không gặp trở ngại. Người ta có thể sử dụng các loại keo này gắn giữa bê tông với ống nhựa, giữa bê tông với sắt thép, giữa bê tông với tôn mà vẫn đạt hiệu quả chống thấm cao.
Phương án này tỏ ra rất hiệu quả trong quá trình sửa chữa những khiếm khuyết của bê tông, xử lý mạch ngừng ở các kết cấu phức tạp, các kết cấu dễ tiếp cận bê tông sàn mái, đầu trụ và sàn,…
Tuy nhiên khi thi công ở diện tích lớn như bể ngầm, chống thấm tầng hầm, bể chứa thì phương án này tỏ ra không hiệu quả xét ở khía cạnh kinh tế.
Đây là phương án ra đời lâu nhất từ Liên Xô. Vật liệu người ta thường sử dụng là một lá hợp kim đồng có độ dày khoảng 3-4mm rộng khoảng 25-30 cm để ngăn chặn nước chảy ra tại các mạch ngầm.
Vật liệu này có khả năng chống thấm cho mạch ngừng khá tốt. Khả năng chặn nước rất tốt, bởi hợp kim này không dễ bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn. Nhưng hiện nay, hợp kim đồng không được sử dụng nữa vì giá thành cao.
Một số nhà thầu sử dụng phương pháp này, và thay thế kim loại bằng tôn. Nhưng sáng chế đã thất bại vì tôn là vật liệu có nguy cơ rỉ sét cao và không có tác dụng chống thấm.
Chống thấm cho mạch ngừng bằng xi măng hồ dầu có thực sự hiệu quả? Câu trả lời là không. Mặc dù xi măng như là một chất keo kết nối được các lớp vật liệu bê tông. Nhưng trong xi măng không hề có tính năng chống thấm dột và việc sử dụng hồ dầu để chống thấm cho mạch ngừng bê tông là giải pháp không triệt để. Chỉ một thời gian ngắn sau khi thi công chắc chắn mạch ngừng sẽ lại bị thấm dột.
Phương pháp này chủ yếu dùng để khắc phục các sự cố phát sinh trong quá trình sử dụng, có hiện tượng thấm tại các vị trí mạch ngừng bê tông.
Để đảm bảo tính chống thấm, cần tiến hành đánh giá khảo sát công trình. Tìm vị trí có sự cố và đánh giá phân tích nguyên nhân để lựa chọn phương pháp thi công cũng như loại vật liệu chống thấm phù hợp.
Có nhiều nguyên nhân và sự cố phát sinh khác nhau nên Phương Nam Cons không thể đưa ra một giải pháp ngay được.
Hãy liên hệ với chúng tôi, khi bạn cần tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ chống thấm mạch ngừng. Dịch vụ chống thấm đảm bảo chất lượng. Cam kết thi công chống thấm triệt để 100%, ngăn nước tối ưu, bảo hành dài hạn. Chi phí dịch vụ thi công hợp lý, giá luôn ưu đãi nhất thị trường.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ chống thấm, gia cố kết cấu bằng sợi carbon cho các công trình công nghiệp cầu cảng, hầm cầu, khoan Jet grouting… và nhiều công trình công nghiệp khác. Cam kết khách hàng sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ và sản phẩm của chúng tôi.
Mọi tư vấn hay hỗ trợ, giải đáp các thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ, vui lòng liên hệ công ty chống thấm Phương Nam Cons tại:
Công ty TNHH dịch vụ giải pháp xây dựng Phương Nam
Trụ Sở: Bcons Tower, 4A/167A Đường Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
Phone : 0906448474 – 0906393386
Google Maps: https://g.page/phuongnamcons?gm
Email : info@phuongnamcons.vn
Website: https://phuongnamcons.vn/
Keo cấy thép Epoxy được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng…
Dịch vụ thi công chống thấm tại Hà Tĩnh hiện đang trở nên phổ biến…
Chống thấm composite là phương pháp chống thấm tối ưu nhất cho mọi công trình…
Sợi thủy tinh là loại vật liệu có ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành…
Hiện nay, chống thấm Polyurethane luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà…
Đã từ lâu, vật liệu chống thấm Intoc luôn có chỗ đứng và được các…