Tường bị ẩm mốc phải làm sao? 6 cách xử lý hiệu quả nhất

Tường bị ẩm mốc phải làm sao? Một câu hỏi rất được nhiều người hỏi khi nỗi đau nhức nhối của gia đình có ngôi nhà bị ẩm mốc. Năm này qua năm khác tất cả thành viên trong gia đình phải sống trong môi trường ẩm mốc gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống hằng ngày.

Vậy lý do tường bị ẩm mốc từ đâu gây ra? Cách xử lý tường bị thấm mốc như thế nào? Bạn hãy cùng Phương Nam Cons chia sẻ nhé!

Nguyên nhân khi tường bị ẩm mốc

Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm mốc cho tường nhà. Để có thể tiến hành cách xử lý tường bị thấm mốc được một cách nhanh chóng nhất có thể. Thì chúng ta phải nắm được đâu là những nguyên nhân mà đã khiến cho tường bị thấm mốc.

  • Tường nhà nằm trong vùng khí hậu ẩm ướt quanh năm.
  • Hệ thống đường ống nước trong nhà bị rò rỉ
  • Quá trình tiến hành thi công, xây dựng nhà ẩu, trộn vữa hồ sai tỉ lệ.
  • Sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng.
  • Nhà cũ đã sử dụng lâu năm nên khả năng chống thấm đã xuống cấp.
  • Không sơn chống thấm cho căn nhà.
  • Hộp kỹ thuật, đường ống nước thì nứt vỡ, rò rỉ.

Tác hại khi tường nhà bị mốc

Bạn hãy thử nhìn các góc tường nhà bạn xem có các dấu vết giống tấm hình trên đây không nhé!

Đó chính là các vết nấm mốc. Trong các ngôi nhà ẩm thấp, nấm mốc mọc lên là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, nhiều người chẳng để ý đến chúng, vì cho rằng nấm mốc chỉ nguy hiểm khi ăn vào bụng.

Tuy nhiên mới đây, các chuyên gia từ Pháp đã tìm ra rằng những vết nấm mốc bám trên tường kia hoàn toàn có thể lan tỏa ra không khí, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nấm mốc là nguyên nhân gây hen suyễn ở những người có hệ miễn dịch yếu di truyền. Các biểu hiện của dị ứng nấm mốc gồm sổ mũi, ngứa mũi, ngứa họng, hắt hơi, chảy nước mắt.

Đó là về sức khỏe, còn đối với ngôi nhà thì sao?

  • Nấm mốc khiến cho tường nhà bị mục ẩm, nếu để lâu ngôi nhà sẽ dễ bị bong tróc vữa hồ, gạch xây…
  • Gây mất thẩm mỹ khi nhìn vào những chỗ có tường nhà, trần nhà bị ẩm mốc, đen ố vàng…
  • Ẩm mốc bong tróc làm dơ bẩn đồ đạc trong nhà…
  • Tốn kinh phí để sửa chữa chống thấm mốc, sơn lại nhà… Nếu càng để càng nặng hơn!

Cách xử lý tường bị thấm mốc

Trước khi thực hiện các biện pháp chống thấm mốc tường nhà. Chúng ta phải xem xét tường nhà mình nấm mốc ở mức độ nặng hay nhẹ để có thể thực hiện xử lý thấm mốc sao cho hiệu quả nhất có thể.

Đối với tường mốc nhẹ

Đối với trường hợp tường bị mốc nhẹ thì chúng ta có thể sử dụng dung dịch tẩy ẩm mốc tường nhà để khắc phục được một cách nhanh chóng.

1/ Sử dụng nước Javen

Sử dụng chất tẩy rửa làm sạch tường tuy không diệt hết tận gốc nấm mốc. Nhưng đây được coi là biện pháp tạm thời rất hiệu quả và nhanh chóng. Nước Javen công dụng chính là tẩy trắng quần áo nhưng lại có tính diệt khuẩn cao. Sử dụng Javen tẩy nấm mốc bám lâu ngày trên tường giúp tường nhà sáng sạch.

Cách làm:

  • Hòa 0,5ml chất tẩy Javen với 1lít nước vào xô, lượng này dùng được cho khoảng 10 m2 tường.
  • Dùng chổi quét sạch khu vực nấm mốc. Nhúng cây lăn sơn vào dung dịch với lượng vừa đủ rồi lăn lên phần tường bị nấm mốc.
  • Nếu vết nấm mốc dày thì lăn lại lần nữa sẽ hết.
  • Sau đó bật quạt điện, mở hết cửa sổ để tường mau khô đồng thời xua đi mùi hóa chất khó chịu.

Sản phẩm nước Javen rất thông dụng trên thị trường và có giá thành rất rẻ. Vì vậy sử dụng cách tẩy nấm mốc tường nhà bằng Javen được sử dụng nhiều hơn cả.

2/ Sử dụng chất tẩy mốc thông dụng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chất tẩy nấm mốc trên trần nhà, tường nhà,… đây là loại dung dịch khử trùng mạnh đảm bảo tiêu diệt được bào tử nấm. Khả năng đánh đánh bay nấm mốc, rêu mốc nhanh hơn bao giờ hết.

Một số sản phẩm hóa chất thông dụng như:

  • Chất tẩy mốc MOLD REMOVER H+T01
  • Chất tẩy rêu mốc Crocodile Moss Remover KCRE-03003 3 L
  • Chất tẩy rêu mốc SYK Mold Remover 250 g
  • Chất tẩy rêu mốc Crocodile Moss Remover KCRE-00503 0.5 L
  • Chất tẩy sạch tường đa năng KIM&S WHITE OUT
  • Hóa chất tẩy rêu mốc SYK Mold Remover, ……

Khi sử dụng những sản phẩm này, bạn nên làm theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Chú ý không để hóa chất rơi vào người hay thực phẩm ăn uống, gây hại đến sức khỏe.

3/ Dùng giấy dán tường chống ẩm mốc

Sử dụng giấy dán tường là một giải pháp được cân nhắc sử dụng cho tường ẩm mốc, bong tróc,…không phải sơn lại tường nhà, tiết kiệm tối đa thời gian. Với công nghệ hiện đại ngày nay các mẫu dán tường rất đa dạng và phong phú như giấy dán tường có lỗ thở, decal,…

Tuy nhiên trong một số trường hợp thì bạn vẫn không thể áp dụng phương pháp này. Vì sẽ không thể đạt được hiệu quả như ý muốn như:

  • Những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà tắm, nhà vệ sinh,..
  • Tường đã cũ và bị thấm dột và ẩm mốc quá nhiều.

Hạn chế của 3 cách xử lý tường nhà bị mốc mà Phương Nam Cons chia sẻ ở trên chỉ sử dụng cho những trường hợp tường mốc nhẹ. Chỉ là một trong những biện pháp chữa cháy tạm thời ngay tức khắc. Để giúp cho tường được sạch sẽ và không làm mất mỹ quan ngay khi đó. Nhưng không thể giải quyết triệt để vấn đề, tức nguyên nhân gây mốc.

Khi tường bị nhiễm ẩm lại, mốc sẽ lại tái xuất hiện.  Mà để thực hiện cách xử lý tường bị thấm mốc triệt để chúng ta nên thực hiện các cách chống thấm đối với hiện tượng mốc nặng dưới đây.

Đối với tường mốc nặng

Với những vết mốc nặng để xử lý triệt để vấn đề bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây nấm mốc. Nếu do tường bị thấm ẩm thì cần phải tiến hành xử lý chống thấm, chống ẩm. Nên xử lý cả mặt bên ngoài và mặt trong của tường nhà nơi bị ẩm mốc.

4/ Sử dụng sơn chống ẩm mốc

Nhiều thương hiệu sơn nổi tiếng như Dulux, Jotun, Nippon, Kova… đã cho ra nhiều loại sơn chống thấm, chống nấm mốc có chất lượng rất tốt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 

Khi tường nhà bị ẩm, lớp sơn rất dễ bị bong tróc và xuất hiện nấm mốc, vết ố vàng loang lổ rất mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, bạn cần biết cách sơn lại tường bị mốc đúng cách.

Cách sơn lại tường bị mốc đơn giản như sau: 

  • Bước 1: Cạo sạch lớp sơn, vữa bị bong tróc.
  • Bước 2: Làm vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn đồng thời sử dụng các chất tẩy rửa để diệt nấm mốc trên bề mặt.
  • Bước 3: Dùng hồ vữa để xử lý và trám lại các lỗ hổng cũng như vết nứt trên bề mặt.
  • Bước 3: Tiến hành sơn bả, sơn lót cho bề mặt.
  • Bước 4: Quét sơn chống thấm, chống kiềm lên toàn bộ bề mặt.
  • Bước 5: Tiến hành phủ 1-2 lớp sơn chống mốc tường.

Chú ý, khi lựa chọn sơn bạn nên chọn đúng loại sơn chống thấm ngoài trời và sơn chống thấm nội thất để đạt hiệu quả chống mốc, chống thấm tường tối ưu nhất.

5/ Chống thấm chân tường bằng dung dịch Water Seal DPC

Chân tường bị thấm không những gây mốc, rong rêu ở khu chân tường. Mà để lâu dài sẽ lan dần lên phía trên, không những gây nấm mốc toàn bộ tường nhà. Vì vậy chống thấm chân tường khi tường bị mốc là một biện pháp luôn được ưu tiên khi xử lý ẩm mốc tường nhà về lâu dài.

Cách chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC là một phương pháp thi công chống thấm chân tường vô cùng hiệu quả được áp dụng phổ biến. Độ bền lớp chống thấm rất cao, 30- 40 năm.

Khi bạn áp dụng phương pháp này chân tường không cần phải đục phá quá nhiều. Như vậy sẽ không gây ảnh hưởng đến kết cấu của chân tường. Đặc biệt hơn nữa hiện tượng tái thấm nước sẽ được hạn chế tối đa. Quá trình thi công chống thấm chân tường với Water Seal DPC được thực hiện theo các bước mà chúng tôi hướng dẫn tại: https://phuongnamcons.vn/chong-tham-chan-tuong/

6/ Trát lại tường bị ẩm mốc, bong tróc và nứt nhiều

 Với tường nhà bị mốc, bong tróc và nứt nhiều đòi hỏi thời gian và kĩ thuật xử lí phức tạp hơn. Cách duy nhất mà bạn xử lý được tường ẩm mốc triệt để nhất đó chính là thi công lại bề mặt tường. Loại bỏ lớp vữa cũ đi, sau đó sử dụng vữa mới để trát lại.

Loại bỏ lớp vữa cũ: Để lớp trát mới có độ bám dính tốt và chất lượng thì cần phải dóc bỏ triệt để lớp trát tường cũ. Có thể dùng đục hay máy khoan để thực hiện công việc này. Sau khi loại bỏ lớp trát tường, hãy nhớ cung cấp độ ẩm cho tường bằng nước sạch để đảm bảo tường đủ độ ẩm cho công đoạn tiếp theo.

Sau khi đã làm sạch bề mặt tường thì tiến hành trát lại tường. Vữa để trát lại tường có tỉ lệ “pha trộn” tốt nhất nên là 1:3 – 1:4 để đảm bảo độ bám dính giữa lớp trát mới với tường cũ. Lưu ý quá trình này cần làm cẩn thận, đặc biệt là lớp chân tường và lớp tiếp giáp mái nhà để tránh sau này tường bị thấm trở lại.

Sau khi chờ tường khô đủ tiêu chuẩn thì tiến hành sơn lại tường. Tiến hành sơn chống thấm sau đó sơn màu và bạn có được ngôi nhà như mới.

Xem thêm chống thấm tường nhà tại https://phuongnamcons.vn/chong-tham-tuong-nha/

Cách phòng nấm mốc tường nhà

Trên đây là 6 cách xử lý tường nhà trả lời cho câu hỏi “tường bị ẩm mốc phải làm sao?”. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm được giải pháp xử lý hiệu quả nhất, phù hợp với ngôi nhà bạn.

Ngoài ra, bạn nên chú ý một số cách phòng nấm mốc cho tường nhà sau:

Để tránh cho mọi không gian trong ngôi nhà bị mốc, việc quan trọng nhất là phải kiểm soát được độ ẩm trong không khí. Đây là “chìa khóa” quan trọng để ngăn ngừa nấm mốc phát triển trong nhà, lý do là bởi độ ẩm không khí cao sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của nấm mốc.

Khi phát hiện những nơi bị rò rỉ nước hoặc nơi ẩm ướt cần phải xử lý ngay. Các khu vực tường phía sau tủ, tường tiếp xúc với nguồn nước như khu vực nhà tắm, nấu ăn… phải thường xuyên được kiểm tra để xem có bị ẩm mốc hay không? Và cần phải dọn dẹp sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

Ngoài ra, cần dịch vụ chống thấm thật tốt ngay từ khi xây dựng. Đây chính là phương pháp tối ưu nhất ngăn chặn những sự cố tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng về sau.

Nếu khách hàng cần tư vấn hay hỗ trợ, giải đáp các thông tin liên quan đến kỹ thuật thi công dịch vụ chống thấm, vui lòng liên hệ công ty chống thấm Phương Nam Cons. Hotline: 0906448474 – 0906393386.

Rate this post

Recent Posts

Keo Cấy Thép – Top 3 Loại Keo Epoxy Hóa Chất Cấy Thép Tốt Nhất 2023

Keo cấy thép Epoxy được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng…

1 năm ago

Dịch Vụ Chống Thấm Tại Hà Tĩnh – Công Ty Thi Công Uy Tín Nhất

Dịch vụ thi công chống thấm tại Hà Tĩnh hiện đang trở nên phổ biến…

2 năm ago

7 Lý Do Bạn Nên Chọn Vật Liệu Chống Thấm Composite

Chống thấm composite là phương pháp chống thấm tối ưu nhất cho mọi công trình…

3 năm ago

Lưới thủy tinh chống thấm – 5 điều cần biết khi sử dụng

Sợi thủy tinh là loại vật liệu có ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành…

3 năm ago

Chống Thấm Polyurethane Là Gì? Bảng Giá 30 Sản Phẩm Tốt Nhất

Hiện nay, chống thấm Polyurethane luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà…

3 năm ago

Tìm Hiểu Từ A-Z Về Chống Thấm Intoc Mới Nhất 2021

Đã từ lâu, vật liệu chống thấm Intoc luôn có chỗ đứng và được các…

3 năm ago
© Chống Thấm|Sơn Epoxy|Sơn Giả Đá Phương Nam Cons.