Nhà vệ sinh, nhà tắm của bạn bị thấm nước? Những khu vực này luôn trong tình trạng ẩm ướt, bốc mùi? Nguyên nhân do đâu và làm sao để xử lý nó? Câu trả lời thật ra rất đơn giản, khi thi công, lỗ thoát sàn chưa được xử lý chống thấm hiệu quả. Sau khi qua sử dụng sẽ sinh ra những hệ lụy không mong muốn.
Vậy bạn hãy cùng Phương Nam Cons tìm hiểu về quy trình thi công chống thấm lỗ thoát sàn. Nhằm đảm bảo sự bền vững cho toàn bộ kết cấu, cũng như tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình.
Mục Lục Nội Dung
Lỗ thoát sàn là gì?
Lỗ thoát sàn hay còn biết dưới cái tên như ga thoát sàn, phễu thoát sàn,… Đây là thiết bị được gắn trực tiếp vào một đầu miệng ống thoát nước và mặt sàn bê tông, có tác dụng giúp thoát nước tù đọng xuống dưới. Thiết kế bề mặt các ô lưới có tác dụng giữ các cặn bẩn không cho chúng làm tắc nghẽn ống nước.
Công dụng chính của lỗ thoát sàn đó chính là thoát nước sử dụng trong quá trình sử dụng, tắm, giặt. Hoặc thoát nước mưa trên sân thượng ứ đọng. Đồng thời lỗ thoát sàn còn giúp giữ lại các chất thải, rác, vật cứng… để không bị rơi xuống đường ống thoát nước gây tắc nghẽn. Một số sản phẩm lỗ thoát sàn còn có tác dụng ngăn mùi hôi, chống côn trùng…
Tại sao cần phải chống thấm lỗ thoát sàn?
Đã bao giờ bạn gặp phải tình trạng nước thoát không kịp trong nhà bếp, nhà vệ sinh chưa? Cảm giác ứ đọng nước khi đang sinh hoạt chắc chắn sẽ khiến bạn rất khó chịu. Lỗ thoát sàn là phương pháp thiết kế hạ tầng các công trình phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh…) rất phổ biến hiện nay. Thường được lắp đặt nhằm hỗ trợ quá trình thoát nước trong sinh hoạt. Đúng như tên gọi của nó, lỗ thoát sàn có đặc thù chức năng phải đối mặt.
Tại vị trí lỗ thoát sàn là nơi tiếp giáp giữa sàn bê tông và ống nhựa thoát nước. Theo thời gian, khi nhiệt độ thay đổi thì bê tông sàn co giãn gây nứt sàn tại xung quanh cổ ống thoát hoặc lớp bê tông không bám dính vào ống nhựa nữa làm cho nước ở sàn tầng trên qua mép ngoài của ống đi xuống trần tầng dưới. Chính vì như thế việc chống thấm lỗ thoát sàn thoát nước là vô cùng quan trọng trong công tác chống thấm nhà vệ sinh và chống thấm sàn mái.
Nắp đậy lỗ thoát sàn được thiết kế như thế nào?
Nắp đậy lỗ thoát nước trên thị trường hiện nay, hầu hết đều có thiết kế vuông vức; một số có thiết kế hình chữ nhật dài lạ mắt; hoặc thiết kế góc cạnh tam giác,…
Cấu tạo gồm 2 lớp lọc chắn rác và thoát nước hiệu quả hơn. Phần nắp trên có thể tháo ra lắp vào dễ dàng cho việc vệ sinh, và thường được chú trọng nhiều hơn về mặt hình thức, với các lỗ thoát nước được cấu tạo phá cách, nhiều hình dáng khác nhau, các lỗ có thể rộng, để thoát nước nhanh hơn. Phần nắp đậy phía dưới thường được thiết kế đơn giản hơn, với nhiều lỗ thoát hơn nhưng kích thước và phân bổ cũng dày hơn, để hoạt động chắn rác phía dưới đạt hiệu quả hơn. Một số mẫu sản phẩm với tính năng ngăn mùi hôi hiệu quả sẽ được thiết kế thêm phần cầu ngăn mùi phí dưới…
Chất liệu để làm các loại phễu thoát nước thường là inox 304 chất lượng cao, chống han gỉ hiệu quả, bên cạnh đó, một số thương hiệu thiết bị vệ sinh nổi tiếng như TOTO, INAX chiếc phễu có thể được làm từ đồng thau cao cấp, chắc chắn và bền đẹp.
Một phễu thoát sàn đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu sau: Thu gom nước thật nhanh; Ngăn mùi phải được 100%; Ngăn côn trùng gây hại; Dễ dàng lắp đặt; Bảo hành lâu dài.
Cách chống thấm lỗ thoát sàn
Chống thấm lỗ thoát sàn là việc làm quan trọng và cần thiết nhưng lại ít được gia chủ quan tâm. Đặc biệt tại vị trí này đặt ống thoát nước và xả nước xuống đường thải nên thường xuyên đọng nước. Đây có thể nói là điểm gây thấm sàn, thấm xuyên sàn ở nhà vệ sinh.
Việc xử lý lỗ thoát sàn tưởng chừng đơn giản nhưng lại ít được quan tâm. Nếu không xử lý tốt ngay từ đầu đến khi để xảy sự cố thấm dột, các gia chủ mới cuống quýt tìm phương án giải quyết. Bởi xử lý chống thấm tại vị trí này rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức. Chi phí cũng không hề rẻ. Thậm chí phải thay đổi cả kết cấu sàn nhà vệ sinh thì mới khắc phục được. Xem thêm chống thấm cổ ống.
Sơ đồ chống thấm lỗ thoát sàn
Chống thấm lỗ thoát sàn là một liên kết cấu trúc phức tạp bao gồm 7 thành phần: Phễu thu sàn; Vữa không co ngót; Gạch lát hoàn thiện; Vữa; Màng chống thấm; Sàn bê tông; Ống nhựa.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thi công
Trước khi thi công chống thấm lỗ thoát sàn, cần chuẩn bị, dọn dẹp khu vực sàn thi công.
– Bạn hãy tiến hành tháo dỡ và dọn dẹp chướng ngại vật trên bề mặt các loại ván khuôn, gỗ, sắt thép, đinh ốc, nước đọng…
– Các mảnh vỡ của bê tông trong quá trình xây dựng còn vương vãi. Không nên tô vữa xi măng che phủ trước khi thi công chống thấm. Cũng không nên dùng nước trộn xi măng để quét hồ dầu xi măng bảo dưỡng bê tông các hạng mục.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt
Các đường ống thoát nước hay hộp kỹ thuật nên được lắp đặt hoàn thiện. Các hộp kỹ thuật trong nhà vệ sinh và tường bao nên được xây và trát vữa xi măng cao tối thiểu 30 cm. Nhằm múc đích để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.
– Chuẩn bị các dụng cụ để đục gồm búa đục, mũi đục nhọn để đục sạch các lớp vữa xi măng và bê tông dư thừa. Làm lộ ra bề mặt bê tông kết cấu.
– Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Đục gỡ sạch các dăm gỗ và tạp chất còn sót trên bề mặt bê tông. Đặc biệt tại các góc chân tường bao với sàn bê tông.
– Tại vị trí xung quanh miệng lỗ thoát sàn. Tiến hành đục rãnh rộng 2-3cm để có thể tiếp cận nhiều chất chống thấm. Lắp đặt sản phẩm dùng nước thanh trương nở (Sika Hydrotile hoặc Hypertop) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót Sikagrout.
Bước 3: Thi công chống thấm lỗ thoát sàn
Với việc thi công chống thấm lỗ thoát sàn cần phải hết sức thận trọng. Vì với các điểm nối này nếu không có kinh nghiệm và không có vật liệu chống thấm thích hợp sẽ không thể xử lý triệt để được sự cố.
– Sử dụng máy đục hoặc máy khoan để đục bỏ những chỗ bê tông thừa và đục tạo rãnh quanh khu vực lỗ thoát sàn.
– Làm vệ sinh sạch sẽ khu vực ống và bê tông đục rãnh bằng máy thổi bụi.
– Quấn thanh cao su trương nở sử dụng Sika Hydrotile hoặc Hypertop xung quanh các khu vực điểm nối, cổ lỗ thoát sàn.
– Rót vữa tự chảy không co ngót Sikagrout 214-11 để trám kín các rãnh và lỗ đã đục từ trước.
– Sau 24h tiến hành bảo dưỡng và nghiệm thu chống thấm lỗ thoát sàn thì mới tiến hành lát gạch và đặt phễu thoát sàn.
– Sử dụng thêm các sản phẩm bịt kín khe tiếp giáp nếu cần thiết.
Lưu ý khi thi công chống thấm lỗ thoát sàn
Đối với công tác chống thấm lỗ thoát sàn thì các vật liệu sử dụng phải là những vật liệu chống thấm, như vậy mới có thể mang lại hiệu quả cao nhất.
Sau khi thi công, trong vòng 24 giờ cần được bảo dưỡng, theo dõi để đảm bảo chất lượng thi công chống thấm. Sau đó mới tiếp tục tiến hành các công tác tiếp theo.
Bên cạnh đó, công tác nghiệm thu cũng là công tác cần thiết trước khi đưa công trình vào sử dụng. Khi nghiệm thu cần tuân thủ theo quy định và tiêu chuẩn của ngành xây dựng.
Chống thấm lỗ thoát sàn hiệu quả sẽ mang đến cho công trình tuổi thọ cao hơn, tránh được khả năng thấm, rộp cho toàn bộ công trình.
Mọi tư vấn hay hỗ trợ, giải đáp các thông tin liên quan đến kỹ thuật thi công dịch vụ chống thấm , vui lòng liên hệ công ty chống thấm Phương Nam Cons. Hotline: 0906448474 – 0906393386
- Keo Cấy Thép – Top 3 Loại Keo Epoxy Hóa Chất Cấy Thép Tốt Nhất 2023 - Tháng Tám 28, 2023
- Dịch Vụ Chống Thấm Tại Hà Tĩnh – Công Ty Thi Công Uy Tín Nhất - Tháng Tư 7, 2023
- 7 Lý Do Bạn Nên Chọn Vật Liệu Chống Thấm Composite - Tháng Mười 19, 2021