Chống thấm nhà vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hầu hết mọi công trình. Từ nhà vệ sinh hộ gia đình, nhà vệ sinh chung cư, nhà vệ sinh công cộng,… Trong đó chống thấm sàn vệ sinh chính là hạng mục chống thấm quan trọng nhất.
Vì sàn là khu vực thường xuyên ứ đọng nước, cùng hệ thống ống nước nằm bên trong kết cấu.
Giải quyết chống thấm sàn vệ sinh không triệt để sẽ hưởng đến toàn bộ nhà vệ sinh, ảnh hưởng đến trần nhà, tường nhà của tầng dưới. Top 3 cách chống thấm sàn nhà vệ sinh mà Phương Nam Cons chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp bạn giải quyết được vấn nạn này!
Mục Lục Nội Dung
Kinh nghiệm chống thấm sàn vệ sinh cũ từ chuyên gia
Để chống thấm sàn vệ sinh cũ đúng cách. Công ty thi công chống thấm cần phải có tính cẩn thận, tỷ mỉ, chịu khó và tuân thủ các bước sau đây:
– Cách lý khu vực cần chống thấm với nguồn nước để xem vị trí sàn nào bị thấm nhiều nhất.
– Tìm nguyên nhân: Tìm đoạn ống nào bị bục, rạn nứt, đang bị rò rỉ.
– Tháo bỏ và đi lại toàn bộ hệ thống ống cấp nước của nhà vệ sinh.
– Tiến hành chống thấm các cổ ống thoát sàn, thoát bồn cầu, lavabo.
– Kiểm tra lại vết nứt trước khi chống thấm sàn.
– Lựa chọn vật liệu chống thấm và thi công chống thấm mặt sàn.
– Ngâm nước và kiểm tra chống thấm toàn bộ hạng mục trước khi lát lại sàn.
– Lát lại sàn và tiếp tục ngân kiểm tra nước lần 2.
Bản vẽ chống thấm nhà vệ sinh
Bản vẽ này thể hiện chi tiết các lớp bảo vệ, chống thấm cần phải làm, sao cho sàn, tường không bị thấm nước. Bản vẽ sẽ giúp cho đơn vị thi công có thể xử lý chống thấm, xử lý công việc một cách tuần tự, khoa học, mà không bị thiếu sót.
Sau đây là top 3 cách chống thấm sàn vệ sinh triệt để được khách hàng sử dụng nhiều nhất hiện nay!
Chống thấm sàn vệ sinh triệt để bằng màng chống thấm
Sử dụng màng chống thấm để chống thấm nhà vệ sinh được chia làm 2 loại:
- Thứ nhất: Dùng màng tự dính
- Thứ hai: Dùng màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh
Đây là 2 loại vật liệu chống thấm tốt nhất cho hiệu quả ngăn nước gần như tuyệt đối. Chính vì thế, với các công trình luôn đối mặt với nguy cơ thấm dột nghiêm trọng như nhà vệ sinh. Thì đây là lựa chọn thường được cân nhắc đầu tiên.
Ưu điểm của phương pháp chống thấm sàn vệ sinh bằng màng chống thấm:
+ Hiệu quả ngăn nước triệt để toàn diện
+ Tuổi thọ cao, lâu năm
+ Thi công nhanh chóng trong thời gian ngắn
+ Ngoài ra màng chống thấm còn được sử dụng trong nhiều hạng mục: chống thấm sàn mái, tầng hầm, sân thượng, bể bơi,…
Quy trình chống thấm sàn vệ sinh bằng màng khò nóng
Nguyên lý chống thấm: Nguyên lý của phương pháp này đó là làm sạch bề mặt, quét lớp lót Primer gốc bitum và khò để nhựa bitum lỏng thấm đều vào bề mặt sàn rồi lăn màng chống thấm. Sau đó trát xi măng cát để bảo vệ lớp màng.
Các bước cụ thể
Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công chống thấm
- Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay bám dầu mỡ, …
- Các chỗ lồi lõm cần được đục bỏ và trát lại bằng phẳng bằng vữa pha trộn phụ gia
Bước 2: Sử dụng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn trước khi thi công chống thấm
Bước 3: Tiến hành quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn
Bước 4: Dùng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn, đốt chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.
Bước 5: Tại những chỗ cổ ống cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh cổ ống. Tốt nhất nên sử dụng gioăng trương nở để quấn xung quanh tránh bị nước rò rỉ ra.
Bước 6: Tại các chân tường thì dán lên cao khoảng 15 – 20 cm để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không còn kẽ hở gây thấm dột.
Bước 7: Sau khi thi công dán màng khò nóng xong thì tiến hành trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng chống thấm.
Chống thấm sàn vệ sinh bằng sika
Sử dụng các sản phẩm hóa chất sika chống thấm như: Sika, Flintkote,… cũng là lựa chọn phù hợp cho hoạt động xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh triệt để.
Là vật liệu chống thấm dạng lỏng. Các loại hóa chất chống thấm có khả năng thẩm thấu khá tốt và tạo tinh thể liên kết vững chắc cho công trình.
Ưu điểm khi sử dụng hóa chất chống thấm Sika
So với hoạt động chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm. Thì giải pháp chống thấm dột này được đánh giá là dễ thực hiện hơn. Bên cạnh đó, nó còn được công nhận bởi nhiều ưu điểm như:
+ Hiệu quả xử lý tối ưu, bền vững, độ bền cao
+ Lớp màng chống thấm tồn tại vĩnh cửu cùng công trình
+ Ngoài ra, hóa chất chống thấm Sika còn sử dụng trong nhiều hạng mục như: chống thấm sân thượng, chống thấm trần nhà, tầng hầm, bể nước, chống thấm tường…
Quy trình chống thấm sàn vệ sinh bằng Sika
Vật liệu sử dụng chống thấm gồm:
– Sikatop Seal 107: Vữa chống thấm và bảo vệ đàn hồi.
– Sikaflex Construction: Chất chám nhét khe đàn hồi.
– Sikagrout 214-11: Vữa rót không co ngót.
– Sikatilebond Gp: Keo vữa dán gạch nền nhà.
– Sika Tile Grout: Vữa trám khe gạch.
Quy trình thi công
Bước 1: Vệ sinh, làm sạch bề mặt
– Đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ, không dính dầu mỡ, tạp chất.
– Nếu có yêu cầu về tạo dốc thì thi công Sika Latex TH trên bề mặt bê tông (Sika Latex TH pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:1 và trộn với bê tông),
Bước 2: Tiến hành bơm Sikaflex Construction AP xung quanh cổ ống thoát sàn nhà vệ sinh.
Bước 3: Rót vữa Sikagrout quanh khu vực cổ ống đã được bơm Sikaflex Construction AP.
Bước 4: Trộn Sikatop Seal 107
– Đổ từ từ thành phần bột vào thành phần lỏng được chứa sẵn trong một thùng sạch.
– Dùng khoan trộn điện khuấy đều với tốc độ thấp.
– Bắt đầu thi công Sikatop Seal 107 lớp 1 bằng bay hoặc bằng cọ với định mức là 2kg/m2/lớp.
– Chờ khoảng 4 giờ để lớp thứ nhất khô, rồi tiến hành quét lớp thứ 2.
– Chờ khoảng 12 giờ để lớp thứ 2 khô, sau đó thi công ốp dán gạch bằng Sikatilebond Gp.
Bước 5: Thi công ốp gạch, lát nền nhà vệ sinh bằng vữa dán gạch Sikatilebond Gp
– Dùng 5 phần Sika® Tilebond GP với 1 phần nước (theo khối lượng).
– Trộn đều bằng bay tay. Với khối lượng trộn lớn thì dùng cần trộn điện ở tốc độ thấp.
– Thi công với bay răng cưa cắt chữ “V” cho gạch nhỏ và bay răng cưa cắt hình vuông cho gạch lớn.
Chú ý: Lưu ý: Những chỗ vừa mới dán gạch không nên tiến hành trám khe trong vòng ít nhất 24 giờ. Thời gian chờ đợi sẽ kéo dài ra tối thiểu là 3 ngày.
Bước 6: Thi công trám khe gạch bằng Sika Tile Grout
Cho bột vào nước sạch và trộn cho đến khi đạt được độ sệt giống như kem; Đảm bảo hỗn hợp không bị lợn cợn
Dùng chổi, bàn chải hay là miếng bọt biển đưa vữa vào trong khe khô (Không cần phải làm ẩm khe trước khi thi công Sika Tile Grout ).
– Dùng mẩu gỗ bé để nén vữa xuống khe.
– Dùng miếng bọt biển ẩm để bỏ hết vữa dư thừa trên mặt gạch.
Sử dụng lưới chống thấm cho sàn vệ sinh
Sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh chính là một phương pháp hiện đại được rất nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng. Đây gọi là phương pháp bọc phủ composite hay chống thấm composite FRP.
Kháng nước, chống ẩm tối ưu: Nhờ sở hữu các thành phần hóa học ổn định, kháng kiềm, ngăn chặn axit ăn mòn. Chịu nước, chịu được sự ăn mòn của bê tông và chịu được những chất tẩy rửa hóa học khác.
Chị lực, chống nứt tường: Với khả năng tăng cường sức chịu lực, chống nứt hoàn hảo. Lưới được sử dụng để gia cố cho các vị trí xung yếu: góc tường, chân tường, cổ ống xuyên sàn, tường bị nứt, sụt lún nhẹ,… cho khu vực nhà vệ sinh.
Quy trình áp dụng phương pháp này bạn tham khảo chi tiết tại: Lưới chống thấm nhà vệ sinh
Giá chống thấm sàn vệ sinh
Cũng giống như tất cả các hạng mục chống thấm khác. Giá chống thấm sàn nhà vệ sinh là bao nhiêu? luôn được quan tâm. Để cụ thể được giá này nó phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
1/ Giá công thợ: Thông thường giá nhân công giao động 300k đến 400k/ngày công.
2/ Giá vật liệu chống thấm:
Tùy loại vật liệu chống thấm sử dụng trong thi công chống thấm như: Màng chống thấm, sika, lưới chống thấm, xi măng chống thấm,…. Và tất nhiên giá của những vật liệu này là khác nhau.
Tham khảo >>> Giá vật liệu chống thấm Sika
3/ Chi Phí khác
Ngoài hai yếu tố: Giá công thợ và giá vật liệu chống thấm, thì giá chống thấm sàn vệ sinh còn phụ thuộc vào một số yếu tốt thêm như: Tiến độ thi công; phương thức tiến hành xử lý chống thấm (máy móc xử lý, phương pháp tiên tiến,…).
Tổng cộng tất cả các chi phí chi tiết chúng ta có:
Giá chống thấm sàn vệ sinh = Nhân công + vật liệu + chi phí khác
Ngoài cách tính đơn giá chống thấm theo (nhân công + vật liệu + chi phí khác). Thì hiện nay các đơn vị chống thấm thường thi công theo bảng giá trọn gói.
Giá chống thấm sàn nhà vệ sinh, giá chống thấm tường nhà vệ sinh,… tính theo đơn vị m2.
Tham khảo bảng giá chi tiết của chúng tôi >>> Giá chống thấm nhà vệ sinh
Xem chi tiết báo giá thi công chống thấm nhà vệ sinh tại https://phuongnamcons.vn/chong-tham-nha-ve-sinh/
Lựa chọn phương pháp, đơn vị nào phù hợp nhất
Với 3 phương pháp chống thấm sàn nhà vệ sinh mà chúng tôi vừa chia sẻ. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một giải pháp phù hợp nhất với gia đình bạn. Việc bạn cần làm là tìm một đơn vị thi công chống thấm để đảm bảo hiệu quả, chất lượng tốt nhất.
Phương Nam Cons là đơn vị số một Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chống thấm và xử lý công trình xây dựng dân dụng – công nghiệp như: Chống thấm nhà vệ sinh, Chống thấm tầng hầm, Chống thấm trần nhà, Chống thấm tường nhà,…
Dịch vụ chống thấm đảm bảo chất lượng. Cam kết thi công chống thấm triệt để 100%, ngăn nước tối ưu, bảo hành dài hạn. Chi phí dịch vụ thi công hợp lý, giá luôn ưu đãi nhất thị trường.
Mọi tư vấn hay hỗ trợ, giải đáp các thông tin liên quan đến kỹ thuật thi công dịch vụ chống thấm , vui lòng liên hệ công ty chống thấm Phương Nam Cons tại:
Công ty TNHH dịch vụ giải pháp xây dựng Phương Nam – Phương Nam Cons
Trụ Sở : Bcons Tower, 4A/167A Đường Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
Phone : 0906448474 – 0906393386
Email : info@phuongnamcons.vn
Website : https://phuongnamcons.vn/
Phương Nam Cons trên Google Maps: https://g.page/phuongnamcons?gm
- Keo Cấy Thép – Top 3 Loại Keo Epoxy Hóa Chất Cấy Thép Tốt Nhất 2023 - Tháng Tám 28, 2023
- Dịch Vụ Chống Thấm Tại Hà Tĩnh – Công Ty Thi Công Uy Tín Nhất - Tháng Tư 7, 2023
- 7 Lý Do Bạn Nên Chọn Vật Liệu Chống Thấm Composite - Tháng Mười 19, 2021